Kiểm nghiệm nông sản & SP nông sản

 

  1. Tầm quan trọng của kiểm nghiệm Nông sản và sản phẩm nông sản:
  • Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và các sản phẩm độc đáo đặc thù.
  • Hàng nông sản bao gồm một vi phạm khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
  • Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, …)
  • Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt, ….
  • Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô, …
  • Việc kiểm nghiệm nông sản chính giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm có chất lượng ra thị trường; giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế, có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
  1. Một số văn bản pháp luật và tiêu chuẩn quy định:
  • Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT: Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại việt nam, danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
  • Thông tư 50/2016/TT-BYT: Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-3: 2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • Quyết định 46/2007/QĐ/BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • TCVN 9740:2013 – Chè xanh
  • TCVN 1454:2013 – Chè đen
  • TCVN 5251:2015 – Cà phê bột
  • TCVN 5250:2015 – Cà phê hạt rang
  • TCVN 11888:2017 – Gạo trắng
  • TCVN 7036:2008 – Tiêu đen
  • TCVN 7037:2002 – Tiêu trắng
  • TCVN 12380:2018 – Hạt điều thô
    • 2.1Chỉ tiêu vi sinh:
  • Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella, Bacillus cerus, Staphylococcus aureus, Tổng số nấm men – nấm mốc,…)
  • Xét nghiệm thực phẩm biến đổi gene (GMO): Promoter CaMV 35S, Terminator NOS, FMV 35S Promoter, …
    • 2.2Chỉ tiêu hóa học:
  • Cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi, vị)
  • Tạp chất (Cát sạn)
  • Chỉ tiêu dinh dưỡng: DHA, Omega 3, Omega 6, Omega 9, cholessterol, vitmin, acid amin, Protein, Lipid, tro, xơ, đường, ….
  • Hàm lượng kim loại: Pb, Cd, As, Hg, Na, K, Mg …
  • Phân tích độc tố vi nấm – Mycotoxin: Aflatoxin BG, Patulin, T2, HT2, Ochratoxin A, Deoxynivalenol, Zearalenone, …
  • Thuốc bảo vệ thực vật nhóm: Lân, Chlor, Cúc, Carbamate, Triazole, …
  • Các chất khử trùng: Methyl bromide, Ethylene oxide, 2-Chloroethanol, Phosphide, SO2, ….
  • Chất tẩy rửa: Chlorate, Bromide ion, …
  • Chất bảo quản: Acid benzoic, acid sorbic, …
  • Nhóm chất đặc trưng trong sản phẩm: Caffein, Aloin A&B, Capsaicin, Catechin, EGC, ECG, polyphenol, Tanin, …
  1. Nền mẫu phân tích:

TSL cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm nông sản và sản phẩm nông sản của tất cả các đối tượng mẫu:

  • Nguyên liệu: Gạo, trái cây các loại, ngũ cốc, …
  • Sản phẩm nông sản: bánh, kẹo, mứt và các loại thức ăn cho vật nuôi, …
  • Đồ hộp.
  1. Thiết bị phân tích:
  • Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm Nông sản và sản phẩm nông sản, TSL đã trang bị các thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ:
  • Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis).
  • Hệ thống sắc ký ion (IC).
  • Hệ thống sắc ký lỏng với các đầu dò (HPLC/DAD/FLD, UPLC/DAD/FLD/RID) và hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MSMS).
  • Hệ thống sắc ký khí (GC/FID/ECD) và hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MSMS).
  • Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
  • Hệ thống máy quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP – OES) và hệ thống ICP – MS.
  1. Phương pháp phân tích:
  • Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm nông sản và sản phẩm nông sản tại TSL đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các quy chuẩn chung trên thế thế giới như: TCVN, QCVN, AOAC, ISO, JECFA, … và tất cả các quy trình này đều được khảo sát và thẩm định theo quy định của ISO 17025.
  • Tất cả phương pháp đều được kiểm tra đánh giá tay nghề nhân viên, tham gia so sánh liên phòng và thực hiện các chương trình PT trong và ngoài nước.
    Phần lớn các phương pháp phân tích đều được đánh giá công nhận ISO 17025 của AOSC.
  • Ngoài ra TSL còn được các ban bộ ngành chỉ định là cơ quan kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước:
    Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chỉ định ở giấy chứng nhận số: 329/QĐ-CCPT-GSĐG.
    Bộ Công Thương chỉ định ở các giấy chứng nhận: 392/QĐ-BCT và 2032/QĐ-BCT.

 

 

Đăng ký nhận mẫu kiểm nghiệm