Kiểm nghiệm thuỷ sản & SP thủy sản

Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

  1. Tầm quan trọng của kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản:
  • Thủy sảnlà một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
  • Thủy sản Việt Nam tiếp cận sớm với thị trường lớn, hàng năm mang về kim ngạch xuất khẩu lớn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới chỉ sau Trung quốc và Na Uy. Do đó, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của mặt hàng thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này và nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta rất đa dạng và phong phú, từ sản phẩm cấp đông dạng thô phải qua chế biến trước khi sử dụng đến sản phẩm giá trị gia tăng có thể ăn liền hoặc chỉ cần gia nhiệt trước khi sử dụng.
  • Các loài thủy sản phổ biến: Cá, giáp sát, thân mềm, rong, ….
  • Các sản phẩm thủy sản khác: Thủy sản đóng hộp, nước mắm, khô, dầu cá, …
  1. Một số văn bản pháp luật và tiêu chuẩn quy định:
  • Thông tư 15/2009/TT-BNN: Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
  • Thông tư 24/2013/TT-BYT: Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.
  • Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT: Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-3: 2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • Quyết định 46/2007/QĐ/BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • Thông tư 24:2019/TT/BYT: Quản lý về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm
  • Quyết định 3649/QĐ-BNN-CLTY: Về việc kiểm tra hóa chất, phụ gia thực phẩm dùng trong bảo quản, chế biến thủy sản và tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm thủy sản đông lạnh
  • TCVN 5107:2018: Nước mắm
  • TCVN 8338:2010: Cá tra fillet đông lạnh
  • TCVN 4381:2009: Tôm tươi bỏ đầu đông lạnh
  • TCVN 12614:2019: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh
  • TCVN 8335:2010: Mực tươi đông lạnh ăn liền.
  1. Danh mục chỉ tiêu kiểm nghiệm:
    • Chỉ tiêu vi sinh:
  • Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella, Tổng số nấm men – nấm mốc,…)
  • Xét nghiệm bệnh thủy sản: Đớm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV1), Virus gây hội chứng Taura (TSV), Virus gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), …
    • Chỉ tiêu hóa học:
  • Cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi, vị)
  • Tạp chất (tinh bột, PVA, CMC, Adao, Agar và Gelatin)
  • Chỉ tiêu dinh dưỡng: DHA, Omega 3, Omega 6, Omega 9, acid amin, Protein, Lipid, …
  • Hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg, …
  • Phân tích dư lương Hormon tăng trưởng và thuốc thú y (Beta Agonist, Testosterone, Progesterone, Macrolide và Lincosamide, …)
  • Phân tích kháng sinh nhóm:
  • Flouroquinolone: Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Flumequin, Danofloxacin, Difloxacin, Ofloxacin, Levofloxacin, Sarafloxacin, Norfloxacin, …
  • Sulfonamide: Sulfamethazine (Sulfadimidine), Sulfamethoxazole, Sulfadiazine, Sulfathiazole, Sulfadimethoxine, Sulfamerazine, Sulfamethoxypyridazine, Sulfadoxine, Sulfachinoxalin, Sulfachloropyridazine, Sulfisoxazole, Sulfamonomethoxine, Sulfaphenazole, Sulfabenzamide, Sulfapyridine.
  • Amphenicol: Chlopramphenicol, Florfenicol, Thiamphenicol.
  • Tetracycline: Tetracycline, Chlorotetracycline, Doxycycline, Oxytetracycline.
  • Nitroinidazole: Dimetridazole, Metronidazole, Metronidazole-hydroxyl, Ronidazole, Tinidazole, Ipronidazole, Ipronidazolehydroxyl (IPZ-OH), Metronidazole-hydroxy (MNZ-OH).
  • Malachite green: Malachite green (MG), Leucomalachite green (LMG), Crystal violet (CV), Leucocrystal violet (LCV).
  • Nitrofuran và các chất chuyển hóa: Furazolidone, AOZ, AMOZ, AHD, SEM, …
  • Thuốc bảo vệ thực vật: Trifluraline, Chlorpyrifos, Fipronil, Cypermethrin, Permethrin, Carbendazim, Dichlorvos, …
  • Chất độc khác: Histamin, Urea, Formadehyde, ….
  • Phụ gia thực phẩm: Orhophosphate/ Monophosphate/ PO43-, Polyphosphate (Diphosphate, Triphosphate và Trimetaphosphate), …
  1. Nền mẫu phân tích:

TSL cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản của tất cả các đối tượng mẫu:

  • Nguyên liệu thủy sản (Cá tra, tôm, mực, cua, …)
  • Sản phẩm thủy sản: chả cá, chả tôm, chả mực, Surimi, …
  • Đồ hộp: Cá sốt cà đống họp, mắm các loại, …
  • Nước mắm
  1. Thiết bị phân tích:
  • Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản, TSL đã trang bị các thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ:
  • Các thiết bị đo thông số vật lý: pH.
  • Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis).
  • Hệ thống sắc ký ion (IC).
  • Hệ thống sắc ký lỏng với các đầu dò (HPLC/DAD/FLD, UPLC/DAD/FLD/RID) và hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MSMS).
  • Hệ thống sắc ký khí (GC/FID/ECD) và hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MSMS).
  • Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
  • Hệ thống máy quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP – OES) và hệ thống ICP – MS.
  1. Phương pháp phân tích:
  • Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại TSL đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các quy chuẩn chung trên thế thế giới như: TCVN, QCVN, AOAC, ISO, JECFA, … và tất cả các quy trình này đều được khảo sát và thẩm định theo quy định của ISO 17025.
  • Tất cả phương pháp đều được kiểm tra đánh giá tay nghề nhân viên, tham gia so sánh liên phòng và thực hiện các chương trình PT trong và ngoài nước.
    Phần lớn các phương pháp phân tích đều được đánh giá công nhận ISO 17025 của AOSC.
  • Ngoài ra TSL còn được các ban bộ ngành chỉ định là cơ quan kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước:
    Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chỉ định ở giấy chứng nhận số: 329/QĐ-CCPT-GSĐG.

 

 

Đăng ký nhận mẫu kiểm nghiệm