- Mục đích và nhu cầu kiểm nghiệm của Phụ gia thực phẩm:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) đã định nghĩa rằng: “Tất cả các chất mà bản thân nó không được dùng theo cách thông thường như một loại thực phẩm hoặc không được dùng như một thành phần đặc trưng của thực phẩm, cho dù phụ gia này có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Các chất này được chủ định bổ sung vào thực phẩm vì mục đích công nghệ (kể cả để cải thiện tính chất cảm quan) trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản (trực tiếp hoặc gián tiếp) để tạo ra kết quả mong muốn cho thực phẩm hay các sản phẩm phụ và chúng sẽ trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc tác động đến những đặc tính nhất định của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm các chất nhiễm bẩn hoặc chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm”.
Việc sử dụng phụ gia thực phẩm đúng cách sẽ mang lại những giá trị tích cực:
- Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
- Giữ được chất lượng toàn vẹn từ khâu sản xuất, bảo quản và vận chuyển của thực phẩm cho tới khi sử dụng.
- Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng của thực phẩm.
Bên cạnh những giá trị tích cực thì vẫn tồn tại những mối nguy hại nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe:
- Nếu dùng quá liều cho phép sẽ gây ngộ độc cấp tính cho người tiêu dùng
- Dù dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài gây ngộ độc mạn tính cho người dùng. Ví dụ: Nếu hấp thụ hàn the với liều lượng thấp trong thời gian dài, hàn the sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận, cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể.
- Nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là các chất phụ gia tổng hợp.
- Nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: phá huỷ các chất dinh dưỡng, vitamin…
Vì thế, việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ và đúng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, tại Việt nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép.
Đối với nguyên liệu phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành 23 quy chuẩn Việt nam quy định các yêu cầu kỹ thuật, bao gồm:
- Thiết bị phân tích:
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm phụ gia thực phẩm, TSL đã trang bị các thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ:
- Các thiết bị đo thông số vật lý: pH, hệ thống chưng cất đạm Kjeldalh.
- Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis).
- Hệ thống sắc ký ion (IC).
- Hệ thống sắc ký lỏng với các đầu dò (HPLC/DAD/FLD, UPLC/DAD/FLD/RID) và hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MSMS).
- Hệ thống sắc ký khí (GC/FID/ECD) và hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MSMS).
- Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Hệ thống máy quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP – OES) và hệ thống ICP – MS.
- Phương pháp phân tích:
- Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm tại TSL đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các quy chuẩn chung trên thế thế giới như: TCVN, QCVN, AOAC, ISO, JECFA, Codex… và tất cả các quy trình này đều được khảo sát và thẩm định theo quy định của ISO 17025.
- Tất cả phương pháp đều được kiểm tra đánh giá tay nghề nhân viên, tham gia so sánh liên phòng và thực hiện các chương trình PT trong và ngoài nước.
- Phần lớn các phương pháp phân tích đều được đánh giá công nhận ISO 17025 của AOSC.